Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau :
Mục tiêu quy hoạch giao thông tỉnh Thái Bình
- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải tỉnh Thái Bình dựa vào 3 phương thức: Đường bộ, đường thủy, đường sắt trong đó đường bộ giữ vai trò chủ lực; quan tâm dành nguồn lực phát triển đường thủy phục vụ vận tải hàng hóa giảm gánh nặng giao thông đường bộ nhất là vật liệu xây dựng, hàng nông sản,…; sớm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Nam Định Thái Bình Hải Phòng.
- Đầu tư phát triển đội phương tiện có cơ cấu hợp lý, hiện đại, có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị trường. Tập trung đầu tư đầu các công trình bến bãi phục vụ vận tải ở các vị trí đầu mối và thu hút vận tải.
- Tổng hợp nhu cầu vốn, nhu cầu quỹ đất và giải pháp tổ chức thực hiện phục vụ triển khai quy hoạch.
- Xây dựng kế hoạch phân kỳ đầu tư theo giai đoạn, giải pháp huy động vốn làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông và khai thác dịch vụ vận tải trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; huy động tối đa mọi nguồn lực của trung ương, của tỉnh và các địa phương trong tỉnh để đầu tư phát triển giao thông vận tải; ưu tiên các tuyến giao thông huyết mạch có tính liên vùng trong tỉnh và trong vùng đồng bằng Bắc bộ gắn với mạng lưới giao thông quốc gia.
Quy hoạch giao thông đường bộ tỉnh Thái Bình
Trục đường cao tốc Thái Bình
Tuyến cao tốc Ninh Bình Hải Phòng Quảng Ninh : Thay đổi vị trí tuyến từ phía Tây thành phố Thái Bình (theo quy hoạch quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình thực hiện năm 2008) sang phía Đông thành phố Thái Bình.
Các tuyến quốc lộ tại Thái Bình
- Quốc lộ 10 : Nâng cấp đoạn từ nút giao đường S1 đến nút giao Quốc lộ 39 thành đường cấp II đồng bằng, chiều dài khoảng 1km. Xây dựng tuyến đường tránh thị trấn Đông Hưng, chiều dài khoảng 6,5Km.
- Quốc lộ 39 : Nâng cấp khoảng 35 km Quốc lộ 39 còn lại. Xây dựng đoạn tuyến tránh thị trấn Đông Hưng nối từ trước cầu Kim Bôi đến nút giao Quốc lộ 39 với Quốc lộ 10 xã Đông Thọ, huyện Đông Hưng nhằm nối liền hai đoạn tuyến Quốc lộ 39 bị gián đoạn bởi Quốc lộ, đồng thời rút ngắn thời gian hành trình và hệ số triển tuyến của Quốc lộ 39. Chiều dài dự kiến khoảng 8km.
- Quốc lộ 37 : Xây dựng tuyến mới và cầu vượt sông Hóa, đồng thời chuyển cấp quản lý của Quốc lộ 37 cũ về thành đường tỉnh (đoạn từ thị trấn Diêm Điền đi cầu phao sông Hóa).
- Quốc lộ 37B : Nâng cấp các đoạn còn lại của Quốc lộ 37B, đồng thời xây dựng một số đoạn tuyến tránh khu dân cư như đoạn qua thị trấn Tiền Hải, đoạn qua xã Bình Định, huyện Kiến Xương.
- Đường vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội : Thực hiện theo quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận.
- Quốc lộ ven biển : Đoạn qua địa phận tỉnh Thái Bình giai đoạn I (từ Sông Thái Bình đến đường Đồng Châu, dài khoảng 3 Km, giai đoạn 2 từ đường Đồng Châu đến sông Hồng dài khoảng 13Km sẽ thực hiện vào giai đoạn sau 2020.
Các tuyến đường tỉnh Thái Bình
Hệ thống đường trục Đông Tây
- Đường nối Hà Nam – Thái Bình với đường cao tốc cầu Giẽ Ninh Bình (đường Thái Bình- Hà Nam): Hiện tại đang đầu tư xây dựng giai đoạn 1 từ sông Hồng (xã Tiến Đức, Hưng Hà đến Quốc lộ 10 với chiều dài khoảng 27Km. Dự kiến giai đoạn 2 sẽ được triển khai sau năm từ Quốc lộ đến đường Quốc lộ ven biển.
- Đường nối thành phố Thái Bình với đường Thái Bình Hà Nam (Gọi tắt -Trục đối ngoại tỉnh Thái Bình): Đây được xem là trục đối ngoại quan trọng bậc nhất của tỉnh Thái Bình, cần tập trung nguồn lực đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Chiều dài tuyến khoảng 18,84Km, cấp II đồng bằng. Điểm đầu tuyến tại Nút giao Quốc lộ 10 (S1), điểm cuối tuyến tại Nút giao Đồng Tu giữa Quốc lộ 39 và đường Thái Bình Hà Nam.
- Đường tỉnh 39B (ĐT.458): Giữ vai trò là trục kết nối các huyện phía Đông (Kiến Xương, Tiền Hải) với thành phố Thái Bình.
- Đường tỉnh 221D (ĐT.464): Sau 2020 xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Vành đai phía Nam Thái Bình đến đường tỉnh 221D (ĐT.464) hiện có, kéo dài ra đường Quốc lộ ven biển tạo nên trục Đông Tây kết nối khu vực phía trên của hai huyện Kiến Xương và Tiền Hải với thành phố Thái Bình.
Hệ thống đường trục Bắc – Nam
- Đường tỉnh 224 (ĐT.452) : Từ nay đến năm 2020 xây dựng đoạn tuyến từ cầu La Tiến đến đường vành đai Hà Nội tại điểm giao với đường 452 hiện có. Giai đoạn sau 2020 tiếp tục đầu tư xây dựng đoạn tuyến từ đê sông Trà Lý (xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà) đến cầu Tân Đệ. Ba đoạn tuyến này kết hợp thành một trục Bắc Nam kết nối từ cầu La Tiến đến cầu Tân Đệ.
- Trục đường tỉnh 217 (ĐT.396B) từ cầu Hiệp đến cầu Trà Giang đường tỉnh (ĐT. từ cầu Trà Giang đến thị trấn Thanh Nê Quốc lộ 37B từ thị trấn Thanh Nê đến phà Cồn Nhất sẽ là một trục xuyên suốt nối từ Nam Định qua Thái Bình sang Hải Dương.
- Đường tỉnh 219 (ĐT.459) : Chuyển đoạn tuyến từ ngã ba Vị Thủy đến ngã tư cầu Cau về Huyện quản lý. Quy hoạch đoạn tuyến từ Thái Thủy – Thái Thịnh thành đường tỉnh 219 (ĐT.459), sau năm 2020 xây dựng đoạn tuyến từ Thái Thủy kết nối với đường Thái Bình – Hà Nam tạo nên một trục Bắc – Nam nối các huyện Kiến Xương, Tiền Hải thông qua Quốc lộ 37B lên Thái Thụy kết nối với đường Thái Bình – Hà Nam.
Ngoài ra, để phân bổ lưu lượng cho Quốc lộ 10, lượng xe đi về phía Thái Thụy sẽ được thu hút qua đường vành đai phía Nam Thái Bình thông qua việc xây dựng đoạn tuyến kết nối đường vành đai phía Nam vượt sông Trà Lý đến Quốc lộ 39, dự kiến đoạn tuyến dài khoảng 2,5km.
Hệ thống đường giao thông liên huyện
- Quốc lộ 37 cũ: Sau khi tuyến Quốc lộ 37 mới được xây dựng xong, Quốc lộ 3 cũ đoạn qua thị trấn Diêm Điền đến cầu phao sông Hóa sẽ được hạ cấp quản lý về thành đường tỉnh.
- Các đoạn tuyến Quốc lộ như Quốc lộ 39 đoạn qua thị trấn Đông Hưng, Quốc lộ 37B đoạn qua thị trấn Tiền Hải sẽ được chuyển cấp quản lý về đường Tỉnh sau khi các tuyến tránh Quốc lộ được xây dựng xong.
- Xây dựng tuyến đường tỉnh ĐT.458A nối từ xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương đến đê Nam Cường, huyện Tiền Hải nhằm tăng mật độ đường tỉnh khu vực phía nam của hai huyện Kiến Xương và Tiền Hải.
- Xây dựng đoạn tuyến ĐT.455 mới nối từ nút giao đường tỉnh 455 (216) với đường Quốc lộ 39 đến đường nối thành phố Thái Bình với đường Thái Bình Hà Nam tạo nên mạng lưới liên hoàn kết nối ngang giữa hai đường Quốc lộ 39 và đường nối thành phố Thái Bình với đường Thái Bình – Hà Nam.
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, nắn chỉnh hệ thống đường tỉnh còn lại nhằm tạo nên một mạng lưới đường bộ hoàn thiện và chất lượng.
Hệ thống đường giao thông nông thôn
Hệ thống đường đô thị được đầu tư xây dựng theo quy hoạch đô thị; hệ thống đường giao thông nông thôn được xây dựng dựa trên cơ sở quy hoạch giao thông vận tải cấp huyện và quy hoạch nông thôn mới các xã trên cơ sở đảm bảo chức năng và kết nối theo chức năng của các quy hoạch cấp cao hơn (cấp tỉnh).
Các cầu lớn vượt sông ở Thái Bình
- Sông Hồng : 04 cầu (đường cao tốc, Quốc lộ ven biển, cầu Sa Cao đường tỉnh 454 (223 cũ).
- Sông Trà Lý : 04 cầu (đường cao tốc, Quốc lộ ven biển, đường đối ngoại tỉnh Thái Bình, cầu An Lại đường tỉnh 152 (224 cũ).
- Sông Hóa : 03 cầu (đường cao tốc, Quốc lộ ven biển, Quốc lộ 37 mới).
- Sông Diêm : 03 cầu (đường cao tốc, Quốc lộ ven biển, đường nối Thái Bình – Hà Nam).
- Sông Luộc : 02 cầu (đường vành đai V Hà Nội, cầu La Tiến đường tỉnh 452 (224 cũ).
- Sông Tiên Hưng : 02 cầu (đường tránh Quốc lộ 10, đường 396B (217 cũ).
- Sông Hệ : 01 cầu (đường nối Thái Bình – Hà Nam
Quy hoạch giao thông đường sắt tỉnh Thái Bình
Tuyến đường sắt Hải Phòng – Thái Bình Nam Định (giữ nguyên theo quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đã được phê duyệt năm 2008).
Quy hoạch hệ thống các tuyến buýt tại Thái Bình
Về cơ bản giữ nguyên các tuyến xe buýt như Quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ xe taxi và các tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 372/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2014.
Lộ trình chi tiết các tuyến có thể được điều chỉnh trong tương lai để phù hợp với nhu cầu đi lại và điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông trong các giai đoạn khác nhau.
Quy hoạch hệ thống bến xe tại Thái Bình
Về cơ bản giữ nguyên các bến xe như Quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ xe taxi và các tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 372/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2014.
Trước mắt để tập trung nguồn lực có hiệu quả nhất, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ tập trung đầu tư, sắp xếp khai thác các bến.
Sắp xếp 9 bến xe liên tỉnh :
- Bến xe Trung tâm thành phố Thái Bình phục vụ các tuyến liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt.
- Bến xe Hoàng Hà phục vụ một số tuyến liên tỉnh của Công ty, xe buýt và một số tuyến liên tỉnh khác.
- Bến xe thị trấn Hưng Hà phục vụ một số tuyến liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt.
- Bến xe Trung tâm Thái Thụy phục vụ một số tuyến liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt.
- Bến xe thị trấn Tiền Hải phục vụ một số tuyến liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt.
- Bến xe Kiến Xương phục vụ một số tuyến liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt.
- Bến xe Đông Hưng phục vụ một số tuyến liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt.
- Bến xe Bồng Tiên phục vụ một số tuyến liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt.
- Bến xe Quỳnh Côi phục vụ một số tuyến liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt. Thực hiện điều chuyển các tuyến đi Sơn La, Lào Cai, Đắc Lắc, Lai Châu về bến xe Hưng Hà và bến xe thành phố Thái Bình.
Sắp xếp 03 bến xe nội tỉnh, trung chuyển: Hưng Nhân, Nam Trung, Chợ Lục phục vụ các tuyến (tuyến vận tải khách nội tỉnh từ các bến này đi bến xe Trung tâm thành phố Thái Bình, tuyến nội tỉnh vành đai giữa các bến này với nhau, tuyến xe buýt, xe trung chuyển, xe taxi, bãi đỗ).
Các bến còn lại tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và vận tải cụ thể sẽ được đầu tư vào giai đoạn sau 2020 hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng sang bến trung chuyển, bến buýt hay bãi đỗ..
Trên đây là một số thông tin về bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh thái bình, thông tin quy hoạch mới về xây dựng các tuyến đường trong địa bàn tỉnh Thái Bình sẽ được cập nhật liên tục trong bài viết này..
Xem thêm : Dự án khu đô thị Era Central City Diêm Điền Thái Thụy