Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau :
Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
Toàn bộ ranh giới hành chính huyện Trảng Bom, có diện tích tự nhiên là 32.541 ha, với 17 đơn vị hành chính trực thuộc, có ranh giới được xác định như sau :
- Phía Bắc : Giáp huyện Vĩnh Cửu và huyện Định Quán.
- Phía Nam : Giáp huyện Long Thành.
- Phía Đông : Giáp huyện Thống Nhất
- Phía Tây : Giáp thành phố Biên Hòa.
Giai đoạn lập quy hoạch Trảng Bom tỉnh Đồng Nai là đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tiềm năng phát triển của huyện Trảng Bom
- Trảng Bom nằm ngay cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với thành phố Biên Hòa; có các tuyến đường vành đai 4, Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, gần sân bay Quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải nên có lợi thế về phát triển giao thông.
- Trung tâm huyện lỵ Trảng Bom cách thành phố Biên Hòa khoảng 15 km; cách thành phố Hồ Chí Minh 40 km về phía Đông nên thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán và đầu tư công nghiệp.
- Vùng có tiềm năng tài nguyên tự nhiên phong phú đa dạng như: Tiềm năng đất đai, khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, khoáng sản.
- Vùng có tiềm năng phát triển công nghiệp – xây dựng; thương mại – dịch vụ; phát triển đô thị, phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với đô thị, thủy sản chất lượng cao.
- Vùng có tài nguyên du lịch văn hóa lịch sử đa dạng, du lịch cảnh quan sinh thái thác Giang Điền, thác Đá Hàn, du lịch cảnh quan hồ Sông Mây.
- Vùng có tốc độ đô thị hóa cao và nguồn lao động trẻ dồi dào.
Quy hoạch định hướng phát triển không gian vùng huyện Trảng Bom
1. Mô hình phát triển không gian vùng
- Mô hình phát triển theo tuyến chuỗi: Các khu đô thị dọc theo các hành lang đô thị hóa dọc các tuyến lưu thông chính, gồm khu đô thị Trảng Bom hiện hữu được mở rộng, gắn với khu đô thị Hố Nai, khu đô thị Giang Điền và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện như: KCN Bàu Xéo, KCN Sông Mây, KCN Hố Nai, KCN Giang Điền, CCN VLXD Hố Nai 3, CNN Đồi 61, CCN Sông Trầu, CNN Hưng Thịnh…
- Đô thị phát triển dựa vào thiên nhiên: Gắn vùng bảo tồn cảnh quan đặc trưng xung quanh hồ Sông Mây, vùng sinh thái dọc suối, thác Giang Điền, thác Đá Hàn.
- Mô hình phát triển vùng huyện Trảng Bom phát triển theo mô hình trung tâm vùng, trung tâm các tiểu vùng và các trục hành lang kinh tế đô thị hướng tâm, vành đai liên kết vùng thành phố Hồ Chí Minh – Vùng Tây Nguyên – Vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
2. Cấu trúc không gian vùng huyện Trảng Bom
– Cấu trúc không gian vùng :
Cấu trúc khung giao thông : Khung phát triển giao thông vùng huyện Trảng Bom dựa trên định hướng phát triển các trục hướng tâm, các trục vành đai đảm bảo kết nối đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong vùng thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên – Duyên hải Nam Trung bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế như sau:
- Trục hành lang hướng tâm: Quốc lộ 1, đường vành đai thành phố Biên Hòa.
- Trục hành lang đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam – Xuyên Á kết nối Đồng Nai với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Cần Thơ trung tâm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia.
- Hành lang trục vành đai 4 vùng thành phố Hồ Chí Minh kết nối Trảng Bom với quốc tế qua sân bay quốc tế Long Thành và cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép – Thị Vải.
Cấu trúc không gian vùng cảnh quan và không gian mở :
- Hệ thống sông hồ bao gồm : Sông Buông, hồ Trị An, hồ Sông Mây, hồ Suối Đầm, đây là hệ thống sông, hồ phục vụ cấp nước, thoát nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái đồng thời cũng tạo yếu tố bản sắc riêng cho Đồng Nai nói chung và Trảng Bom nói riêng.
- Vùng hành lang bảo vệ hồ Trị An, vùng lâm nghiệp rừng trồng, cấu trúc thành các vùng đặc trưng tập trung và đan xen giữa các Vùng đô thị – Công nghiệp tạo phát triển cân bằng của từng vùng.
– Vùng hạn chế và cấm xây dựng :
+ Cấm xây dựng trong Khu bảo tồn vùng nước ngập hồ Trị An, khu vực hành lang bảo vệ xung quanh hồ Trị An, hồ Sông Mây, hồ Suối Đầm và dọc sông Buông; khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng của tỉnh để bảo vệ sự đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, nguồn tài nguyên nước.
+ Hạn chế xây dựng trong vùng vành đai bảo vệ các khu đất quốc phòng, an ninh quản lý, vùng thấp trũng dọc sông Buông có nguy cơ ngập lụt do biến đổi khí hậu; các khu vực ven sông có nguy cơ sạt lở, không ổn định nền đất.
3. Phân vùng kiểm soát và quản lý phát triển
Trên cơ sở tổng hợp và định hướng điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, căn cứ đặc điểm tự nhiên địa hình, địa thế, tài nguyên thiên nhiên, các cơ sở về hạ tầng kỹ thuật đặc biệt các hành lang kinh tế đô thị và mối liên hệ vùng tỉnh Đồng Nai.
Đồng thời căn cứ Chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai và định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai; đường vành đai 4 chạy xuyên qua huyện, chia huyện Trảng Bom thành 2 khu vực: phía Tây và phía Đông. Do đó, giai đoạn đến năm 2030, định hướng đên năm 2050 huyện Trảng Bom phát triển với mô hình công nghiệp – đô thị – dịch vụ, được phân thành 2 vùng phát triển kinh tế (gồm 06 tiểu vùng) cụ thể như sau :
Vùng phía Tây và Tây Nam của huyện Trảng Bom
Vùng phát triển công nghiệp – đô thị – dịch vụ
+ Vị trí quy mô : Là vùng phát triển đô thị – công nghiệp – dịch vụ (phía Tây đường vành đai 4). Bao gồm thị trấn Trảng Bom, xã Hố Nai 3, xã Bắc Sơn, xã Bình Minh, xã Quảng Tiến, xã Giang Điền, xã An Viễn, xã Đồi 61 và một phần xã Sông Trâu, một phân xã Tây Hoà; Trong đó thị trấn Trảng Bom là đô thị hạt nhân.
- Quy mô diện tích: 14.872,2 ha.
- Quy mô dân số:
Năm 2030 : 261.000 – 300.000 người.
Năm 2050 : 345.000 – 400.000 người.
Vùng phía Tây và Tây Nam được chia thành 03 tiểu vùng như sau :
- Tiểu vùng phía Tây : gồm xã Hố Nai 3, xã Bắc Sơn. Định hướng phát triển vùng đô thị công nghiệp.
- Tiểu vùng trung tâm : gồm toàn bộ thị trấn Trảng Bom tính luôn phần mở rộng, xã Bình Minh, 1 phần xã Sông Trầu. Định hướng phát triển: Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và du lịch của huyện.
- Tiểu vùng phía Nam : gồm xã Quảng Tiến, xã Giang Điền, xã Đồi 61, xã An Viễn, tính từ đường sắt Bắc Nam và đường Võ Nguyên Giáp đến ranh phía Nam của huyện Trảng Bom và đường Vành đai 4. Định hướng phát triển: đô thị công nghiệp – nông nghiệp công nghệ cao.
+ Tiềm năng thế mạnh của vùng:
- Vị trí kinh tế : Tiếp giáp thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành. Nằm ở cực động lực tăng trưởng thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu, đường vành đai 4 vùng thành phố Hồ Chí Minh.
- Phát triển vùng đô thị và đô thị hóa cao đa chức năng gắn kết với phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chuyên ngành, công nghiệp hỗ trợ.
- Phát triển các trung tâm thương mại – tài chính cấp vùng, trung tâm kho vận, tiếp vận lớn. Phát triển đầu mối giao thông của vùng và quốc gia, phát triển dịch vụ du lịch, giải trí, du lịch cảnh quan, văn hóa lịch sử.
- Nguồn nhân lực: Vùng có nguồn nhân lực lớn, có trình độ chuyên môn, được đào tạo nghề, có xu hướng tập trung tiếp nhận các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh
- Là vùng phát triển kinh tế động lực của huyện Trảng Bom.
+ Động lực phát triển :
- Phát triển vùng đô thị, động lực phát triển kinh tế: Hình thành vùng đô thị bao gồm Đô thị Trảng Bom, đô thị Hố Nai 3, đô thị Bắc Sơn, đô thị Giang Điền. Trong đó thị trấn Trảng Bom là đô thị hạt nhân của toàn vùng.
- Phát triển các vùng công nghiệp, đầu mối hạ tầng :
Phát triển vùng công nghiệp : Phát triển các vùng công nghiệp trên địa bàn Trảng Bom với các Khu công nghiệp Sông Mây, Bàu Xéo, Hố Nai, Giang Điền; Cụm công nghiệp Hố Nai 3, Đồi 61.
Ưu tiên quy hoạch phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chuyên ngành, công nghiệp hỗ trợ, bảo đảm môi trường xanh, sạch.
- Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, giải trí cao cấp:
Phát triển trung tâm thương mại – tài chính cấp vùng, trung tâm dịch vụ đào tạo – nghiên cứu khoa học, y tế chất lượng cao. Phát triển các trung tâm kho vận, tiếp vận cấp vùng.
Phát triển dịch vụ du lịch, giải trí : Khu phức hợp giải trí, khai thác cảnh quan ven sông Buông, du lịch sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao. Hình thành các vùng trái cây, vùng cây cành, rau xanh, vùng cảnh quan công viên chuyên đề hoạt động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
+ Thế mạnh của vùng :
- Là vùng đô thị và đô thị hóa cao đa chức năng gắn kết với phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chuyên ngành, công nghiệp hỗ trợ.
- Phát triển các trung tâm thương mại – tài chính cấp vùng, trung tâm kho vận, tiếp vận lớn. Phát triển đầu mối giao thông của vùng và quốc gia; phát triển dịch vụ du lịch, giải trí, du lịch cảnh quan, văn hóa lịch sử.
Vùng phía Bắc và Đông Bắc của huyện Trảng Bom
Vùng phát triển nông lâm ngư nghiệp
+ Vị trí, quy mô : Bao gồm xã Thanh Bình, xã Cây Gáo, xã Bàu Hàm, xã Sông Thao, xã Trung Hòa, xã Đông Hòa, xã Hưng Thịnh và một phần xã Sông Trâu và xã Tây Hoà. Là vùng phát triển nông lâm ngư nghiệp và bảo tồn rừng cảnh quan, bảo vệ nguồn nước và sự đa dạng sinh học. Trong đó khu vực giáp trục Quốc lộ 1A thuộc các xã Đông Hoà, Tây Hoà, Trung Hòa là đô thị hạt nhân
- Quy mô diện tích: 17.668,8 ha.
- Quy mô dân số:
Năm 2030: 120.000 – 150.000 người.
Năm 2050: 150.000 – 170.000 người.
Trong đó:
✓ Dân số đô thị: 50.000 – 55.000 người.
✓ Dân số nông thôn: 105.000 – 115.000 người.
+ Vùng phía Bắc và Đông Bắc được chia thành 03 tiểu vùng như sau:
- Tiểu vùng phía Bắc : Gồm các xã Thanh Bình, Cây Gáo, Sông Trầu, Bàu Hàm, Sông Thao, một phân xã Tây Hòa, tính từ đường Trảng Bom – Xuân Lộc đến hồ Trị An. Định hướng phát triển là vùng phát triển nông nghiệp, sản xuất, du lịch sinh thái.
- Tiểu vùng trung tâm : Gồm các xã: Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Hưng Thịnh, giới hạn đường Trảng Bom – Xuân Lộc, đường Vành đai 4, đường sắt Bắc Nam và ranh giới huyện Trảng Bom với huyện Thống Nhất. Định hướng phát triển: Dịch vụ thương mại, phục vụ cho vùng phía Đông.
- Tiểu vùng phía Nam : Gồm các xã bao gồm phần còn lại của các xã Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Hưng Thịnh, khu vực phía Nam đường sắt Bắc Nam. Định hướng phát triển nông nghiệp, sản xuất, chăn nuôi.
+ Tiềm năng của vùng:
- Vị trí kinh tế : Nằm phía Đông của vùng huyện Trảng Bom, tiếp giáp huyện Thống Nhất, huyện Vĩnh Cửu, tiếp giáp với hồ Trị An.
- Tài nguyên tự nhiên: Tiềm năng quỹ đất lớn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp. Đất thích hợp loại cây trồng công nghiệp, cây ăn trái. Rừng trồng sản xuất và rừng phòng hộ gắn với phát triển kinh tế. Tiềm năng cảnh quan, du lịch sinh thái. Các sông hồ cung cấp nguồn nước, thoát nước mà còn phát triển thủy sản, thủy điện. Tài nguyên du lịch sinh thái rừng cảnh quan.
- Nguồn nhân lực: Vùng có nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo nghề, khả năng tiếp nhận nguồn nhân lực từ ngoài để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.
+ Động lực phát triển:
- Phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao:
- Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh như cà phê, cây ăn trái, điều, hồ tiêu.
- Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và bảo vệ môi trường.
- Phát triển vùng chăn nuôi tập trung hình thức trang trại có quy mô lớn.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Hình thành trung tâm thương mại chợ đầu mối trao đổi tiêu thụ hàng hóa nông sản.
- Phát triển du lịch sinh thái rừng cảnh quan: Phát triển du lịch tham quan hồ Trị An, hồ Suối Đầm. Hình thành các khu du lịch văn hóa lịch sử.
- Phát triển đô thị – nông nghiệp – ngư nghiệp: Phát triển làng nghề đan lát phục vụ du lịch.
+ Thế mạnh của vùng:
Phát triển vùng nông nghiệp hàng hóa có chất lượng cao (chủ yếu vùng chuyên canh sản xuất cây ăn trái, điều, hồ tiêu); chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Bảo tồn rừng và nguồn nước hồ Trị An.
Quy hoạch định hướng phân bố không gian phát triển huyện Trảng Bom
Phân bố không gian phát triển công nghiệp
+ Các khu công nghiệp (KCN) :
- Khu công nghiệp Bàu Xéo: Quy mô khoảng 499,866 ha tại xã Sông Trầu và xã Đồi 61.
- Khu công nghiệp Giang Điền: Quy mô khoảng 382,258 ha tại xã Giang Điền và xã An Viễn.
- Khu công nghiệp Hố Nai: Quy mô khoảng 372,226 ha tại xã Hố Nai 3 và Bắc Sơn.
- Khu công nghiệp Sông Mây: Quy mô khoảng 473,558 ha tại xã Bắc Sơn và Hố Nai 3.
- Khu công nghiệp Bàu Xéo 2: Quy mô 380 ha.
+ Các cụm công nghiệp (CCN) :
- Cụm công nghiệp Đồi 61: Quy mô khoảng 54 ha .
- Cụm công nghiệp Sông Trầu: Quy mô khoảng 30 ha.
- Cụm công nghiệp Hố Nai 3: Quy mô khoảng 53 ha tại xã Hố Nai 3.
- Cụm công nghiệp Hưng Thịnh: Quy mô khoảng 35 ha tại xã Hưng Thịnh.
- Cụm công nghiệp Suối Sao: Quy mô khoảng 60 ha tại xã Hố Nai 3
- Cụm nghề gỗ Hố Nai 3: Quy mô khoảng 17 ha tại xã Hố Nai 3.
- Cụm nghề gỗ Bình Minh: Quy mô khoảng 02 ha tại xã Bình Minh.
+ Khu vực phát triển dịch vụ kho bãi và công nghiệp khoảng 614,5 ha (Văn bản số 8444/UBND-KTN ngày 20/7/2020 của UBND tỉnh về quy mô, ranh giới Tổng kho trung chuyển miền Đông).
Phân bố không gian phát triển nông nghiệp
+ Vùng nông nghiệp:
- Vùng trồng cây hàng năm: (bắp, rau màu, mía, khoai mì) diện tích khoảng 6.000 ha tại các xã: Sông Trầu, Hưng Thịnh, Đông Hòa, Trung Hòa, Tây Hòa).
- Vùng trồng cây ăn trái, cây lâu năm: Diện tích khoảng 2.700 ha (xã Thanh Bình, xã Tây Hòa, xã Trung Hòa, xã Hố Nai, xã Bắc Sơn,).
- Vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều: Quy mô diện tích khoảng 11.000 ha.
- Vùng trồng điều diện tích khoảng 2.900 ha. Cần thay giống mới và đầu tư thâm canh, trồng xen ca cao trong vườn điều để tăng giá trị sản xuất.
+ Vùng chăn nuôi: Hình thành vùng khuyến khích chăn nuôi diện tích khoảng 1.300 ha, chủ yếu theo hình thức trang trại tại các xã: Thanh Bình, Bàu Hàm, Sông Thao, Sông Trầu Hưng Thịnh, Trung Hòa, Đông Hòa và Cây Gáo.
Phân bố không gian phát triển du lịch, vùng canh quan, bảo tồn thiên nhiên
+ Định hướng chức năng: Xác định rõ Trảng Bom là điểm du lịch trong mạng lưới du lịch toàn tỉnh Đồng Nai, thế mạnh của Trảng Bom là loại hình du lịch trong ngày, trạm dừng chân để khách tiếp tục chuyển hành trình, cần phát huy thế mạnh của du lịch gắn với nâng cấp các dịch vụ thu hút khách du lịch lưu trú qua đêm, góp phần lớn vào phát triển kinh tế, tạo ấn tượng tốt cho khách du lịch.
+ Tổ chức phân bố:
- Kết nối phát triển các tuyến du lịch của địa phương với mạng lưới Du lịch của tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp. Tăng cường đào tạo, xây dựng đội ngũ công tác phục vụ.
- Tăng cường công tác quản lý và quảng bá du lịch.
+ Vùng du lịch chính: Chia thành 2 vùng chính:
- Vùng du lịch phía Bắc – hồ Trị An: Gồm 2 xã Thanh Bình và Cây Gáo, với tiềm năng du lịch:
Tiềm năng du lịch về cảnh quan hồ Trị An. Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy U1 Biên Hoà.
Tiềm năng du lịch đặc trưng trang trại, vùng nông nghiệp công nghệ cao, vườn trái cây.
Trọng tâm của vùng là du lịch sinh thái, cảnh quan hồ Trị An.
- Vùng du lịch Tây Nam: Gồm thị trấn Trảng Bom, các xã: Bắc Sơn, Bình Minh, Giang Điền, Sông Trầu, với tiềm năng du lịch:
Phát triển du lịch tâm linh, hành hương đến các điểm tôn giáo, chuỗi các nhà thờ lớn dọc đường Quốc lộ 1)…
Phát triển du lịch sinh thái như khu nghỉ dưỡng ven hồ Sông Mây, các vườn cây ăn trái, các ruộng lúa, hoa màu… cùng làng nghề (gỗ mỹ nghệ ở xã Bình Minh).
Phát triển các khu vui chơi, giải trí, mua sắm, ăn uống, nghỉ ngơi, v.v… Khu du lịch sinh thái và nuôi động vật hoang dã tại xã Bắc Sơn và xã Bình Minh, sân Golf Đồng Nai, Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền, Khu du lịch sinh thái thác Đá Hàn,…Trọng tâm của vùng là du lịch sinh thái kết hợp tâm linh và dịch vụ mua sắm, giải trí.
Quy hoạch định hướng phát triển đô thị Trảng Bom đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Đô thị Trảng Bom giai đoạn 2021 – 2025
+ Đô thị Trảng Bom trong quá trình chuẩn bị để trở thành thị xã vào năm 2025.
– Đề xuất tại vùng phía Bắc huyện Trảng Bom, vị trí ngã tư Tân Lập (giao giữa đường Trảng Bom – Cây Gáo với đường ĐT 762) với hiện trạng dân cư phát triển tương đối đông, thuận lợi về giao thông kết nối liên huyện. Do đó, khu vực này sẽ hình thành thị tứ thương mại dịch vụ để phục vụ khu vực vùng nông nghiệp phía Bắc và khu vực phát triển du lịch sinh thái hồ Trị An.
Đô thị Trảng Bom giai đoạn 2025 – 2030
+ Định hướng: Đô thị Trảng Bom trở thành thị xã Trảng Bom giai đoạn sau năm 2025 với quy mô toàn huyện.
+ Ranh giới các phường dự kiến của thị xã Trảng Bom sau năm 2025:
Căn cứ Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về Phân loại đô thị.
Căn cứ Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Thị trấn Trảng Bom hiện hữu thêm một phần diện tích của xã Đồi 61, xã Sông Trầu và xã Quảng Tiến. Tổng diện tích là 1.571,3 ha, chia thành 2 phường theo tim đường 30 Tháng 4 là Phường 1 và Phường 2.
Gồm 11 phường:
- Phường 1: Là phần diện tích phía Đông của thị trấn Trảng Bom hiện hữu tính từ đường 30 tháng 4.
- Phường 2: Là phần diện tích phía Tây của thị trấn Trảng Bom hiện hữu tính từ đường 30 tháng 4.
- Phường 3: Nâng cấp lên từ xã Bình Minh.
- Phường 4: Nâng cấp lên từ xã Bắc Sơn.
- Phường 5: Nâng cấp lên từ xã Hố Nai 3.
- Phường 6: Nâng cấp lên từ xã Đồi 61.
- Phường 7: Nâng cấp lên từ xã Giang Điền và 1 phần diện tích còn lại của xã Quảng Tiến (538,4 ha).
- Phường 8: Nâng cấp lên từ xã An Viễn.
- Phường 9: Nâng cấp lên từ xã Tây Hoà.
- Phường 10: Nâng cấp lên từ xã Trung Hoà.
- Phường 11: Nâng cấp lên từ xã Đông Hoà.
Đô thị Trảng Bom giai đoạn 2030 – 2050
Trảng Bom được nâng cấp lên Đô thị loại III.
+ Quy mô diện tích : 32.541 ha.
+ Quy mô dân số: 450.000 – 570.000 người.
Định hướng phát triển dân cư nông thôn
+ Các xã nông thôn nằm về phía Đông và Đông Bắc bao gồm các xã: Thanh Bình, Cây Gáo, một phần xã Sông Trầu; Bàu Hàm, Sông Thao và Hưng Thịnh. Cụ thể như sau:
- Xã Sông Trầu : Diện tích tự nhiên (là phần diện tích còn lại của xã Sông Trầu sau khi tách 433 ha nhập vào thị trấn Trảng Bom): 3.862,5 ha. Dân cư trên địa bàn xã tập trung chủ yếu dọc theo tuyến đường Trảng Bom – Cây Gáo và các tuyến đường xã và nội ấp. Toàn xã quy hoạch 04 điểm dân cư tập trung.
- Xã Thanh Bình: Diện tích tự nhiên: 2.919,2 ha. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vự ấp Trung Tâm và dọc hai bên đường Trảng Bom – Cây Gáo; ĐT 762,… Toàn xã quy hoạch 09 điểm dân cư tập trung.
- Xã Hưng Thịnh: Diện tích tự nhiên: 1.695,9 ha. Dân cư chủ yếu tập trung ở dọc theo Quốc lộ 1A, đường Hưng Long – Lộ 25, đường Sông Thao Bàu Hàm. Toàn xã quy hoạch 06 điểm dân cư tập trung.
- Xã Cây Gáo: Diện tích tự nhiên: 1.736ha. Dân cư trên địa bàn xã tập trung chủ yếu dọc theo tuyến đường Trảng Bom – Cây Gáo, đường ĐT 762. Toàn xã quy hoạch 09 điểm dân cư tập trung.
- Xã Bàu Hàm: Diện tích tự nhiên: 2.248,4ha. Dân cư trên địa bàn xã tập trung chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm xã và dọc theo tuyến đường Sông Thao – Bàu Hàm, các đường trục chính trong xã. Toàn xã quy hoạch 09 điểm dân cư tập trung.
- Xã Sông Thao: Diện tích tự nhiên: 2.649,3ha.. Dân cư trên địa bàn xã tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm ấp Thuận Hoà, ấp Thuận Trường, ấp Thuận An và dọc hai bên đường Sông Thao – Bàu Hàm. Toàn xã quy hoạch 08 điểm dân cư tập trung.
Trên địa bàn huyện Trảng Bom Hình thành 03 trung tâm hỗ trợ sản xuất tương ứng 3 vùng phát triển nông nghiệp:
Trung tâm hỗ trợ sản xuất 1
- Vị trí: Thuộc địa bản xã Thanh Bình, nằm dọc đường Tỉnh lộ 762 và gần các đường Tây Hòa – Cây Gáo, đường 19/5.
- Diện tích: 39,33 ha.
- Quy mô: Phục vụ cho khu vực sản xuất nông nghiệp phía Bắc huyện Trảng Bom: khu vực nông nghiệp xã Thanh Bình, xã Cây Gáo, xã Sông Trầu, xã Sông Thao và xã Bàu Hàm.
- Chức năng: Dịch vụ kho bãi trung chuyển hàng hóa, các dịch vụ khuyến nông, tuyên truyền, dịch vụ mua bán nông cụ. Là đầu mối trung gian giữa các khu công nghiệp và khu vực nông thôn, các dịch vụ thương mại hỗ trợ sản xuất cây công nghiệp (tiêu, điều) và cây ăn quả (chuối).
Trung tâm hỗ trợ sản xuất 2
- Vị trí: Thuộc địa bàn xã Hưng Thịnh, nằm dọc đường Hưng Long – Lộ 25, gần cụm công nghiệp Hưng Thịnh.
- Diện tích: 48,13 ha.
- Quy mô: Phục vụ cho khu vực sản xuất nông nghiệp phía Tây Nam huyện Trảng Bom: Khu vực nông nghiệp xã Đông Hòa, Tây Hòa, Hưng Thịnh.
- Chức năng: Dịch vụ kho bài trung chuyển hàng hóa, các dịch vụ khuyến nông, tuyên truyền, dịch vụ mua bán nông cụ, các dịch vụ thương mại hỗ trợ sản xuất cây hàng năm (lúa, hoa màu, mía).
Trung tâm hỗ trợ sản xuất 3
- Vị trí: thuộc địa bàn xã Đồi 61, dọc đường An Viễn – Hưng Thịnh, gần cụm công nghiệp Đồi 61.
- Diện tích: 54,63 ha.
- Quy mô: Phục vụ cho khu vực sản xuất nông nghiệp phía Nam huyện Trảng Bom: khu vực nông nghiệp xã Đồi 61, An Viễn, Trung Hòa.
- Chức năng: Dịch vụ kho bãi trung chuyển hàng hóa, các dịch vụ khuyển nông, tuyên truyền, dịch vụ mua bán nông cụ, các dịch vụ thương mại hỗ trợ sản xuất cây công nghiệp (điều).
Phân bổ không gian phát triển cơ sở hạ tầng
- Trường Trung học phổ thông (THPT): Nâng cấp 07 THPT hiện hữu: (Thống Nhất A, Ngô Sĩ Liên, Trần Quốc Tuấn, Bàu Hàm, Trịnh Hoài Đức, Trần Đại Nghĩa, Văn Lang) và trường phổ thông Dân tộc nội trú.
- Dự báo dân số huyện Trảng Bom năm 2030 đạt 450.000 người, đề xuất xây thêm 02 trường THPT mới để đáp ứng đủ nhu cầu xã hội, cụ thể vị trí như sau:
01 trường THPT ở xã Cây Gáo (khu vực đường ĐT.762 và đường Trảng Bom – Cây Gáo).
01 trường THPT ở xã An Viễn (khu vực đường ĐT.777 và đường Bắc Sơn- Long Thành).
- Đến năm 2050, tổng số trường THPT trên địa bàn huyện phải đạt tối thiểu 14 trường.
- Trường trung cấp, dạy nghề: Chỉnh trang, nâng cấp các trường hiện hữu: trung tâm bồi dưỡng Chính trị, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ, trường cao đẳng Hòa Bình – Xuân Lộc, trường trung cấp Bách Khoa Đồng Nai
- Trường đại học, cao đẳng: Trường đại học Lâm nghiệp cơ sở 2, trường cao đẳng nghề Cơ giới và thủy lợi, trường cao đẳng kinh tế – kỹ thuật VinaTex.
- Cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa tại thị trấn Trảng Bom thành nhà văn hóa cấp đô thị.
- Nâng cấp các nhà văn hóa tại 16 xã phường.
- Xây mới công trình cung văn hóa thiếu nhi.
- Xây mới trung tâm tổ chức sự kiện đặt tại trung tâm thị xã Trảng Bom.
- Nâng cấp sân vận động huyện Trảng Bom thành khu thể thao cấp đô thị.
- Nâng cấp chỉnh trang 17 trạm y tế xã, thị trấn hiện hữu: Trạm y tế thị trấn Trảng Bom, Hố Nai 3, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Giang Điền, Sông Trầu, Cây Gáo, Thanh Bình, Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm, Đồi 61, và trạm y tế An Viễn.
- Không đề xuất xây thêm bệnh viện chuyên ngành lý do lân cận huyện Trảng Bom có những bệnh viện lớn của tỉnh tại thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh.
- Nâng cấp chỉnh trang 17 chợ hiện hữu trên địa bàn 17 xã và thị trấn.
- Xây dựng thêm 07 chợ mới, gồm: chợ An Viễn, chợ chiều ấp Cây Điệp, chợ Sông Mây, chợ xã Đôi 61, chợ Hưng Thịnh, chợ Cây số 9, Bờ Hồ), nâng tổng số các chợ trên địa bàn huyện 24 chợ, trong đó 6 chợ hạng 2 và 18 chợ hạng 3.
- Đề xuất thêm 1 trung tâm thương mại tại thị trấn Trảng Bom (theo chuẩn hạng 2), khu dịch vụ thương mại Bàu Xéo, khu dịch vụ thương mại An Viền, khu dịch vụ thương mại Hưng Thịnh. Xây mới siêu thị Bắc Sơn 1 và siêu thị Sonadezi.
Quy hoạch giao thông huyện Trảng Bom
Giao thông đường bộ huyện Trảng Bom
- Đường Vành đai 4 : Là tuyến quan trọng đi qua huyện Trảng Bom, kết nối sân bay Long Thành, cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép. Đoạn qua Trảng Bom dài khoảng 20,3 km, quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp I – II, quy mô 6-8 làn xe, lộ giới 121,5 m.
- Đường Quốc lộ 1A : Đoạn qua huyện Trảng Bom dài 20,8 km, quy hoạch chung toàn tuyến đầu tư quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp với chiều rộng nền đường 20,5 m, có dải phân cách cứng giữa hai chiều xe chạy. Đối với đoạn qua trung tâm thị trấn Trảng Bom dài 3,4 km quy hoạch như sau: Gồm tuyến chính ở giữa có chiều rộng mặt đường 16 m, lề đường và mương thoát nước mỗi bên 3 m, dải ngăn cách hai bên với đường song hành (đường gom) rộng 9 m, mặt đường song hành mỗi bên rộng 9 m, vỉa hè mỗi bên rộng 5 m, lộ giới 78 m.
Quy hoạch giao thông đường tỉnh lộ qua huyện Trảng Bom
- Đường tỉnh 762: Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, lộ giới 45 m.
- Đường tỉnh 767: Quy hoạch toàn tuyến đạt cấp III, lộ giới 45 m.
- Đường tỉnh 772 (Trảng Bom – Xuân Lộc): Quy hoạch toàn tuyến đạt cấp III, nền rộng 11 m, mặt bê tông nhựa rộng 3,5 m x 2 và lề gia cố 2 m x 2, lộ giới 45 m.
- Đường tỉnh 777 (Chất Thải Rắn): Quy hoạch toàn tuyến đạt cấp III, lộ giới 45 m. Đối với đoạn đi qua thị trấn Trảng Bom được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô: Mặt đường bê tông nhựa, rộng 7,5 m x 2, vỉa hè rộng 5 m x 2, hành lang an toàn đường bộ rộng 10 m x 2, lộ giới 45 m.
- Đường ĐT.778 (Bắc Sơn – Long Thành): Quy hoạch toàn tuyến đạt cấp III, nền rộng 12 m, mặt bê tông nhựa nóng rộng 7 m, bề rộng phần xe thồ sơ 2 m x 2, lề đất mỗi bên rộng 0,5 m x 2, lộ giới 45 m.
- Đường vành đai thành phố Biên Hoà: Là tuyến đường vành đai phía Bắc của thành phố Biên Hoà. Toàn tuyến có quy mô 4 – 6 làn xe, dải phân cách 5 m, phần đất bảo trì mỗi bên 3 m, hành lang an toàn mỗi bên 17 m, lộ giới 60 m.
Quy hoạch giao thông đường huyện lộ Trảng Bom
Nâng cấp và nhựa hóa các tuyến đường huyện hiện hữu đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV đồng bằng với 2 làn xe, 7 m mặt đường, 9 m nền, bao gồm:
- Đường Hưng Long – Lộ 25 dài 6,6 km.
- Đường Trảng Bom – Cây Gáo dài 18,5 km.
- Đường Thanh Bình – Dốc Mơ dài 1,7 km.
- Đường Bình Minh – Giang Điền dài 8,5 km.
- Đường Vĩnh Tân – Cây Điệp dài 3,7 km.
- Đường Sông Thao – Bàu Hàm dài 7,4 km.
- Đường Hương lộ 24 dài 6,8 km.
- Đường 19 Tháng 5 dài 7,7 km.
- Đường 30 tháng 4 dài 5,7 km.
Đầu tư các tuyến đường huyện theo quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV đồng bằng với 2 làn xe, 7 m mặt đường, 9 m nền, bao gồm:
- Đường Trảng Bom – Thanh Bình dài 12,3 km.
- Đường Bàu Hàm – Cây Gáo dài 6,8 km.
- Đường Bàu Hàm – Sông Trầu dài 6,4 km.
- Đường Tây Hòa – Cây Gáo dài 10,8 km.
- Đường Tây Hòa – Trung Hòa dài 7,7 km.
- Đường An Viễn – Hưng Thịnh dài 12 km.
- Đường Thanh Bình – Tây Kim dài 1,6k m.
- Đường Bắc Sơn – Tân An dài 2,8 km.
+ Đường xã:
- Kế thừa và phát triển mạng lưới đường hiện có phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải trước mắt và tương lai, kết nối liên hoàn với hệ thống đường quốc gia, đường tỉnh và đường huyện. Kết hợp với mạng lưới quy hoạch thủy lợi, quy hoạch dân cư và các công trình xây dựng hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Phát triển hệ thống giao thông nông thôn nối kết hệ thống đường tỉnh, quốc lộ tạo sự liên hoàn thuận lợi vận chuyển hàng hóa nông sản, nguyên vật liệu tại chỗ cung cấp cho sản xuất công nghiệp.
– Giao thông công cộng:
Giai đoạn 2030 – 2050, đề xuất hình thành tuyến xe buýt công cộng mục đích kết nối các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Trảng Bom và các tuyến buýt kết nối đô thị Trảng Bom với các khu vực lân cận như: Thành phố Biên Hoà, đô thị Long Thành, đô thị Dầu Giây, đô thị Vĩnh An.
Quy hoạch giao thông đường sắt qua huyện Trảng Bom
- Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện đại hoá để đạt tốc độ chạy tàu bình quân đạt 80 – 90 km/h với tàu khách và 50 – 60 km/h đối với tàu hàng.
- Xây dựng tuyến đường sắt đô thị có điểm đầu tại ga Trảng Bom, điểm cuối tại ranh xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa. Nhánh này sẽ phục vụ vận chuyển hàng hóa đến và đi của Tổng kho trung chuyển miền Đông Nam Bộ.
- Xây dựng tuyến đường sắt Trảng Bom – Hoà Hưng (Sài Gòn): Tuyến dài 41 km, điểm đầu ga Trảng Bom thuộc xã Quang Tiến, huyện Trảng Bom; điểm cuối ga Sài Gòn. Xây dựng đoạn ga Trảng Bom đèn ga Dĩ An đường sắt đôi, điện khí hoá, khổ 1.435 mm; đoạn từ ga Dĩ An đến ga Sài Gòn, đoạn đi theo hướng tuyến của đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh đường sắt đôi, khổ 1.435 mm…
Trên đây là một số thông tin về quy hoạch huyện Trảng Bom Đồng Nai, bản đồ quy hoạch Trảng Bom Đồng Nai sẽ được cập nhật mới liên tục trong bài viết này. Hi vọng thông tin quy hoạch này sẽ mang đến nhiều thông tin tham khảo cho nhà đầu tư.
Quan tâm đầu tư :