Vắc xin Sinopharm của nước nào ? Vắc xin sinopharm có tốt không ?

Hiện nay trên thế giới có nhiều loại vắc xin covid-19 với hiệu quả tác dụng phòng ngừa khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số thông tin về vắc xin Sinopharm để mọi người tham khảo.

Những thông tin mà bạn cần biết về Vắc xin ngừa Covid-19 Sinopharm

Vắc xin Sinopharm của Trung Quốc
Vắc xin Sinopharm của nước nào ? Vắc xin Sinopharm có tốt không ?

Vắc xin Sinopharm của nước nào ?

Vắc xin Sinopharm là sản phẩm ngừa phòng Covid-19 được phát triển bởi viện sản phẩm sinh học Bắc Kinh – Trung Quốc thuộc loại vắc xin bất hoạt.

Sinopharm tên đầy đủ là Tập đoàn Y Dược Trung Quốc, là doanh nghiệp trung ương và là tập đoàn lớn nhất tại Trung Quốc trong ngành dược phẩm, y tế, sức khỏe, với chuỗi các ngành công nghiệp hoàn chỉnh và có quy mô lớn nhất tại Trung Quốc. Tập đoàn có hơn 1.500 công ty con và hơn 200.000 nhân viên với các nghiệp vụ rộng khắp trên toàn thế giới. Nghiệp vụ của Sinopharm bao gồm sản xuất thuốc tân dược, thuốc đông dược, vắc xin và sinh phẩm, phân phối dược phẩm, chuỗi nhà thuốc, thiết bị y tế, triển lãm y tế và hoạt động đầu tư và thương mại ở nước ngoài. Trong đó, các lĩnh vực như vắc xin, thuốc đông dược, phân phối dược phẩm, chuỗi cửa hàng thuốc được xếp hạng đầu tại Trung Quốc.

Quá trình phát triển của Vắc xin Covid-19 Sinopharm

  • Sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc vào năm 2020, tháng 2/2020 Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm CNBG đã tiến hành nghiên cứu vắc xin COVID-19 bằng công nghệ bất hoạt.
  • Sau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm thành công trên động vật, cuối tháng 4/2020 vắc xin này đã được Cục Quản lý Dược Trung Quốc phê chuẩn tiến hành thử nghiệm trên người.
  • Ngày 23/6/2020, vắc xin bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập, Peru, Maroc và Argentina.
  • Ngày 9/12/2020, Bộ Y tế UAE chấp thuận cấp phép đăng ký chính thức vắc xin COVID-19 của Sinopharm, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 86%.
  • Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc đã cấp phép sử dụng có điều kiện đối với vắc xin này, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 79.34%; tỷ lệ sinh ra kháng thể trung hòa là 99,52%.
  • Ngày 1/4/2021, Bộ Y tế Hungary giấy chứng nhận GMP EU, Sinopharm là doanh nghiệp vắc xin đầu tiên của Trung Quốc được cấp chứng nhận này.
  • Ngày 7/5/2021, vắc xin Sinopharm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL), ghi nhận hiệu quả bảo vệ đạt 78.2%, trở thành vắc xin thử 6 trên thế giới được xét vào danh sách này. Đây cũng là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt được lọt vào danh sách EUL của WHO.
  • Ngày 31/5/2021, Sinopharm đã bắt đầu cung cấp vắc xin cho chương trình COVAX, giúp các nước có thể tiếp cận với vắc xin một cách công bằng.
  • Ngày 3/6/2021, vắc xin Sinopharm được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp, trở thành vắc xin thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V.

Tới nay, Sinopharm đã sản xuất hơn 450 triệu liều vắc xin, trong đó 100 triệu liều được cung cấp thông qua hình thức viện trợ Chính phủ và bán thương mại cho các doanh nghiệp. Vắc xin Sinopharm đã cung cấp tới hơn 70 quốc gia. Hiện tại đã có hơn 100 quốc gia có nhu cầu đặt mua vắc xin của Sinopharm.

Vắc xin Sinopharm được bảo quản trong điều kiện từ 2-8 độ C, thời hạn sử dụng là 2 năm. Điều kiện bảo quản và vận chuyển dễ dàng sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu kho của vắc xin này.

Vắc xin Sinopharm của nước nào
Vắc xin Sinopharm của nước nào ?

Vắc xin Sinopharm có tốt không ?

Vắc xin Sinoparm có an toàn không ? Vắc xin Sinopharm được nghiên cứu và phát triển theo cơ chế bất hoạt. Vậy cơ chế bất hoạt là gì ? Vắc xin bất hoạt là loại vắc xin được sản xuất bằng việc nuôi cấy tác nhân gây bệnh, thường là virus trong môi trường thích hợp. Đến giai đoạn tác nhân gây bệnh phát triển tốt, sử dụng nhiệt, hóa chất hoặc xạ trị sẽ giúp tiêu diệt hoặc giảm độc lực của chúng, còn gọi là bất hoạt. Đôi khi vắc xin bất hoạt chỉ lấy một phần cần thiết từ virus gây bệnh, đủ để cơ thể tiếp nhận, xác nhận kháng nguyên và sản xuất kháng thể.

Vắc xin bất hoạt không chứa tác nhân gây bệnh sống nên không có nguy cơ mắc bệnh, an toàn với mọi đối tượng kể cả người già, trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch. Vì có nhiều ưu điểm mà vắc xin bất hoạt đang được ứng dụng dùng trong rất nhiều loại vắc xin được tiêm phòng hiện nay.

Một thử nghiệm giai đoạn 3 đa quốc gia cho thấy, sau 14 ngày kể từ khi tiêm đủ 2 liều Sinopharm (khoảng cách giữa 2 liều là 21 ngày) có hiệu quả 79% phòng lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 có triệu chứng. Hiệu quả trong việc phòng ngừa nhập viện là 79%.

Những ai nên tiêm phòng vắc xin Sinopharm ?

Theo như WHO, nguồn cung vắc xin ngừa Covid-19 trên thế giới có hạn, nên các nhân viên y tế, những người có nguy cơ phơi nhiễm cao và những người từ 18 tuổi trở lên thì ưu tiên tiêm chủng trước. Đối với nhóm người trên 60 tuổi thì các quốc gia cân nhắc sử dụng loại vắc xin này và chủ động duy trì theo dõi sức khỏe.

WHO cũng khuyến cáo 2 nhóm đối tượng không nên tiêm vắc xin Sinopharm :

  • Các cá nhân có tiền sử sốc phản vệ với bất cứ thành phần nào của vắc xin không nên được tiêm.
  • Bất cứ ai có thân nhiệt trên 38,5ºC cần hoãn tiêm chủng cho tới khi hết sốt.

Những ai nên hoãn tiêm vắc xin Sinopharm

TS.BS Nguyễn Huy Luân, Trưởng đơn vị Tiêm ngừa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết thêm, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhóm trì hoãn tiêm vắc xin Sinopharm là:

  • Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.
  • Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.
  • Hoặc người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
  • Người đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.
  • Chống chỉ định tiêm cho người có tiền sử phản vệ từ độ hai trở lên với bất kỳ dị nguyên nào;
  • Hoặc người có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất dị ứng các thành phần của vắc xin.

Vắc xin Sinopharm có tác dụng phụ nào ?

Phản ứng sau tiêm vắc xin Sinopharm hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn. Trong đó, các phản ứng tại chỗ tiêm rất phổ biến là đau, số ít người tiêm bị đỏ, sưng, cứng, ngứa.

  • Phản ứng toàn thân rất phổ biến là đau đầu. Phản ứng phổ biến là sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa.
  • Các phản ứng không phổ biến là chóng mặt, chán ăn, đau hầu họng, khó nuốt, chảy nước mũi, táo bón, quá mẫn cảm.
  • Một số phản ứng hiếm gặp có thể xảy ra là hôn mê, buồn ngủ, khó ngủ, hắt hơi, viêm mũi họng, nghẹt mũi, khô họng, cúm, đau chân tay, đánh trống ngực; đau bụng, phát ban, niêm mạc da bất thường, mụn trứng cá, bệnh nhãn khoa, tai; khó chịu, nổi hạch.
  • Những phản ứng sau tiêm rất hiếm gặp là: ớn lạnh, rối loạn chức năng vị giác, mất vị giác, dị cảm, run, rối loạn chú ý; chảy máu cam, hen suyễn, kích ứng cổ họng, viêm amidan, khó chịu, cổ đau, đau hàm, u cổ, loét miệng, đau răng, rối loạn thực quản; viêm dạ dày, đổi màu phân, bệnh nhãn khoa, mờ mắt, kích ứng mắt; đau tai, căng thẳng, tăng huyết áp, hạ huyết áp, tiểu tiện không tự chủ, chậm kinh nguyệt.
  • Riêng về phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin Sinopharm hiện chưa đủ thông tin để ước tính.

Vắc xin Sinopharm có hiệu quả với biến thể covid mới Delta hay không ?

Trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vắc xin Sinopharm. Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho thấy 2 liều vắc xin Sinopharm tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống lại SARS-CoV-2 không triệu chứng, được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ hai.

WHO kết luận rằng lợi ích mà vắc xin Sinopharm đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra. WHO khuyến nghị sử dụng vắc xin Sinopharm dựa trên lộ trình ưu tiên của WHO, với tất cả các biến thể đang có ở Việt Nam hiện nay.

Trên đây là một số thông tin về Vắc xin Sinopharm Trung Quốc, thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn và mang tính chất tham khảo.

Lưu ý : Dù tiêm vắc xin ngừa Covid-19 Sinopharm nhưng mỗi người vẫn phải duy trì và tăng cường các biện pháp y tế công cộng hiệu quả, gồm: Đeo khẩu trang, giãn cách, rửa tay, vệ sinh hô hấp và quy tắc che miệng khi ho, không tụ tập đông người, bảo đảm thông khí tốt.

Những từ khóa tìm kiếm về loại Vắc xin ngừa Covid-19 trên google :

vắc xin sinopharm của nước nào, vắc xin sinopharm có tốt không, vắc xin sinopharm có an toàn không, vắc xin sinopharm hiệu quả bao nhiêu, vắc xin sinopharm bắc kinh, vắc xin sinopharm tác dụng phụ, vắc xin sinopharm nước nào sản xuất.

Rate this post
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on whatsapp
WhatsApp
Scroll to Top