Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước với hơn 2360 con sông dài trên 10km song phần lớn là sông nhỏ và ngắn. Sông ngòi ở Việt Nam chủ yếu chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về bản đồ sông ngòi Việt Nam đầy đủ nhất.
Thông tin về đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
- Mật độ sông, kênh trung bình trong cả nước đạt 0,60 km/km2. Nơi có mật độ sông thấp nhất là vùng Nam Trung Bộ. Khu vực đồng bằng sông Hồng có mật độ 0,45 km/km2. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có mật độ 0,68 km/km2.
- Tổng lưu lượng nước trung bình của các sông và kênh là 26.600 m³/s. Trong đó, phần được sinh ra trên đất Việt Nam chiếm 38,5%; phần từ nước ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 61,5%. Hệ thống địa lý sông Cửu Long chiếm 60,4%, hệ thống sông Hồng 15,1% và các con sông còn lại chiếm 24,5%.
- Việt Nam có 23 sông xuyên biên giới. Trong đó có những sông lớn như Sông Hồng, Sông Đà, Sông Mã,Sông Lam, Sông Đồng Nai…
- Hướng của các dòng sông Việt Nam chủ yếu chảy từ Tây sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ đất liền ra biển Đông; nhưng cũng có những dòng sông chảy ngược, điển hình như Sê San (còn gọi là Krông Pơ Kô) và Sêrêpôk (còn gọi là Đắk Krô) hình thành ở khu vực Tây Nguyên rồi chảy ngược hướng Tây sang Camphuchia. Ở miền Bắc có sông Kỳ Cùng hình thành ở tỉnh Lạng Sơn chảy ngược theo hướng Đông Nam – Tây Bắc sang Trung Quốc.
- Dọc bờ biển, trung bình cứ 23 km lại có một cửa sông. Việt Nam có 112 cửa sông lạch đổ ra biển. Các cửa sông lớn của Việt Nam thường bắt nguồn từ nước ngoài, phần trung lưu và hạ lưu chảy trên đất Việt Nam.
- Ba dòng sông rộng nhất là sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu với chiều rộng trung bình khoảng 1 km.
Các dòng sông có chiều dài chảy trong nước lớn nhất là: Sông Hồng dài 551 km (kể cả đoạn từ thượng nguồn về đến Việt Trì với tên gọi sông Thao); sông Đà dài 543 km; sông Thái Bình dài 411 km (kể cả dòng chính từ thượng nguồn đến Phả Lại – Chí Linh, Hải Dương với tên gọi sông Cầu); sông Sêrêpôk dài 371 km; sông Bé dài 385 km; sông Chảy dài 303 km. - 3 dòng sông có tốc độ dòng chảy lớn nhất là sông Hồng, sông Đà, sông Lô. Trong đó, lưu lượng của sông Hồng cao nhất vào tháng 8 là hơn 9.200m3/s.
Danh sách các con sông ở Việt Nam
Các con sông ở Tây Bắc Việt Nam
- Sông Đà
- Sông Mã
- Sông Nậm Thi
- Sông Bôi
Các con sông ở Đông Bắc Việt Nam
- Sông Gâm
- Sông Lô
- Sông Phó Đáy
- Sông Nho Quế
- Sông Bằng Giang
- Sông Quây Sơn
- Sông Ba Thín
- Sông Bắc Giang
- Sông Bắc Khê
- Sông Chũ
- Sông Kỳ Cùng
- Sông Lục Nam
- Sông Cầu
- Sông Công
- Sông Sỏi
- Sông Thái Bình
- Sông Vân Sàng
- Sông Hoàng Long
- Sông Sào Khê
- Sông Ka Long
- Sông Thao
- Sông Ba Chẽ
Các con sông ở Đồng Bằng Sông Hồng
- Sông Hồng
- Sông Luộc
- Sông Cà Lồ
- Sông Đuống
- Sông Cấm (Hải Phòng)
- Sông Kinh Môn
- Sông Kinh Thầy
- Sông Đáy
- Sông Bạch Đằng
- Sông Tô Lịch
Các con sông ở Bắc Trung Bộ
- Sông La
- Sông Lam
- Sông Ngàn Sâu
- Sông Cả
- Sông Chu
- Sông Gianh
- Sông Kiến Giang
- Sông Long Đại
- Sông Nhật Lệ
- Sông Son (Việt Nam)
- Sông Xê Pôn
- Sông Thạch Hãn
- Sông Bến Hải
- Sông Hương
- Sông Sekong
Các con sông ở duyên hải Nam Trung Bộ
- Sông Cu Đê
- Sông Hàn
- Sông Túy Loan
- Sông Yên (Quảng Nam-Đà Nẵng)
- Sông Thu Bồn
- Sông Trà Bồng
- Sông Trà Khúc
- Sông Côn
- Sông Lại Giang
- Sông Hà Thanh
- Sông La Tinh
- Sông Hinh
- Sông Ba
- Sông Cái Nha Trang
- Sông Cà Ty
- Sông La Ngà
- Sông Phan (Bình Thuận)
- Sông Mê Kông
Các con sông ở vùng Tây Nguyên
- Sông Krông Nô
- Sông Krông H’Năng
- Sông Krông Ana
- Sông Sêrêpôk
- Sông Sê San
- Sông Đa Nhim
Các con sông ở Đông Nam Bộ
- Sông Vàm Cỏ Đông
- Sông Bé
- Sông Đồng Nai
- Sông Thị Vải
- Sông Ray
- Sông Sài Gòn
- Sông Soài Rạp
- Sông Vàm Cỏ
- Sông Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu)
Các con sông ở đồng bằng Sông Cửu Long
- Sông Tiền
- Sông Mỹ Tho
- Sông Gò Công
- Sông Bến Tre
- Sông Ba Lai
- Sông Cổ Chiên
- Sông Hàm Luông
- Sông Bassac
- Sông Bình Di
- Sông Châu Đốc
- Sông Hậu
- Sông Vàm Nao
- Sông Bảo Định
- Kênh Thoại Hà
- Sông Trẹm
- Sông Cửa Lớn
- Sông Bồ Đề
- Sông Ông Đốc
Các câu hỏi về sông ngòi Việt Nam
- Việt Nam có bao nhiêu con sông : 2360 con sông dài trên 10km
- Việt Nam có bao nhiêu sông xuyên biên giới : 23 con sông
- Việt Nam có bao nhiêu sông liên tỉnh : 392 sông
- Sông dài nhất Việt Nam : Sông Đồng Nai với chiều dài 586km
- Sông rộng nhất Việt Nam : Sông Hồng, Sông Tiền, Sông Hậu với chiều rộng khoảng 1km..
Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông
Giá trị của sông ngòi tại Việt Nam
- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
- Xây dựng các nhà máy thủy điện.
- Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển.
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- Phát triển du lịch.
Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
- Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.
- Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại làm cho nguồn nước ô nhiễm.
Những biện pháp bảo vệ các con sông
- Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi.
- Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguồn nước.
- Phải quy hoạch hệ thống xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.
- Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.
Hiện nay các con sông tại Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do các chất thải của các nhà máy, xưởng sản xuất và sinh hoạt của người dân đổ thẳng ra sông ngòi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của các loài sinh vật sống tại đó và cũng ảnh hướng chính đến những người dân sinh sống cạnh các con sông, con suối này. Vì thế cần có những mục tiêu chiến lược và các biện pháp bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên nước hợp lý, làm trong sạch nguồn nước của những con sông này, trả lại môi trường sống cho các sinh vật, đảm bảo nguồn nước phục vụ nhu cầu tưới tiêu và sinh hoạt của mọi người.
Trên đây là một số thông tin về hệ thống mạng lưới bản đồ sông ngòi Việt Nam. Hi vọng mang lại nhiều thông tin hữu ích đến với người đọc.
Xem thêm : Những dự án bất động sản tại Quảng Ninh
Quan tâm đầu tư : Dự án tại Hà Nội | Dự án tại Bình Dương | Dự án tại Đồng Nai