Khu kinh tế cửa khẩu là gì ? Tại Việt Nam có bao nhiêu khu kinh tế cửa khẩu ? Thông tin về các khu kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây.
Khu kinh tế cửa khẩu là gì ?
Khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu chính của quốc gia, có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất dựa trên việc quy hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực, do Chính phủ hoặc Thủ tướng quyết định thành lập.
Khu kinh tế của khẩu có một số đặc trưng như :
- Các khu kinh tế cửa khẩu cách xa trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa của đất nước.
- Dân cư tại các khu kinh tế cửa khẩu với dân cư địa phương lân cận của các nước láng giềng có sự tương đồng nhau về văn hoá, truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo,…
- Có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế – xã hội – môi trường và chất lượng cuộc sống.
- Hợp tác và cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu.
- Hợp tác và giao lưu kinh tế dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng các bên cùng có lợi.
Chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu
Về kinh tế đã có bước phát triển làm sống động cuộc sống tại các Khu vực cửa khẩu: góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh, có cửa khẩu của khu vực và cả nước; thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển đồng thời góp phần tăng thu ngân sách; tạo kết cấu hạ tầng cho Khu kinh tế cửa khẩu và các vùng liên quan.
Về xã hội đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động; từng bước nâng cao đời sống dân cư khu vực và tạo ra diện mạo mới cho vùng biên cương trước đây là vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn trở thành vùng sôi động; thúc đẩy quá trình “đô thị hoá” ở đó.
Danh sách các khu kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam
Đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 30 khu kinh tế cửa khẩu. Danh sách các khu kinh tế cửa khẩu xếp theo tỉnh lần lượt từ tỉnh phía Đông sang phía Tây, phía Bắc xuống phía Nam.
- Tỉnh Quảng Ninh : Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Hoành Mô – Đồng Văn
- Tỉnh Lạng Sơn : Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, Chi Ma
- Tỉnh Cao Bằng : Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng
- Tỉnh Hà Giang : Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy
- Tỉnh Lào Cai : Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai
- Tỉnh Lai Châu : Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng
- Tỉnh Điện Biên : Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang
- Tỉnh Sơn La : Khu kinh tế cửa khẩu Sơn La
- Tỉnh Hà Tĩnh : Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo
- Tỉnh Quảng Bình : Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo
- Tỉnh Quảng Trị : Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo, La Lay
- Tỉnh Thừa Thiên Huế : Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt
- Tỉnh Quảng Nam : Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang
- Tỉnh Kon Tum : Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y
- Tỉnh Gia Lai : Khu kinh tế cửa khẩu Đường 19
- Tỉnh Bình Phước : Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (Bonuê)
- Tỉnh Tây Ninh : Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát
- Tỉnh Long An : Khu kinh tế cửa khẩu Long An
- Tỉnh Đồng Tháp : Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp
- Tỉnh An Giang : Khu kinh tế cửa khẩu An Giang
- Tỉnh Kiên Giang : Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên
- Tỉnh Đăk Nông : Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Per
- Tỉnh Đăk Lăk : Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Ruê
Khu kinh tế cửa khẩu thành lập sớm nhất là khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái tỉnh Quảng Ninh.
Tỉnh có nhiều khu kinh tế cửa khẩu nhất là tỉnh Quảng Ninh với : cửa khẩu Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Hoành Mô – Đồng Văn.
Tỉnh nào có 2 khu kinh tế cửa khẩu :
- Tỉnh Lạng Sơn : Đồng Đăng, Chi Ma
- Tỉnh Quảng Trị : Lao Bảo, La Lay
- Tỉnh Tây Ninh : Mộc Bài, Xa Mát
Tham khảo : Danh sách 18 khu kinh tế ven biển tại Việt Nam